Chùa Diên Phước - NPĐ Chính Phước

  https://chuachinhphuoc.com/


Bốn sai lầm nhiều người hay mắc khi mới ngủ dậy: Nên bỏ ngay để tránh bệnh nặng

| Saturday, 06.05.2017, 08:50 AM |


Mặc dù là những thói quen thường thấy ở nhiều người ngay sau khi thức dậy, nhưng 4 việc làm này lại mang theo cơ số tác hại đối với cơ thể. Bạn nên tránh càng sớm càng tốt.

Ngày nay, nhiều người thường gặp khó khăn trong việc rời giường vào buổi sáng, đặc biệt là những ngày nghỉ lễ. Nhưng trên thực tế, thời gian ngủ trên giường càng dài, tinh thần càng trở nên mệt mỏi, uể oải, thậm chí còn có tình trạng "càng ngủ càng mệt".

Tình trạng "ngủ cố", "nằm cố" làm ảnh hưởng tới thói quen sinh hoạt, gây trễ nải công việc thực chất xuất phát từ những thói quen xấu dưới đây.

1. "Càng ngủ nhiều càng tốt": Suy nghĩ tai hại!

Một giấc ngủ sung túc có thể giúp bạn xua tan mệt mỏi, cũng có thể cung cấp cho bạn sức lực dồi dào để bắt đầu ngày mới. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng ngủ càng nhiều càng tốt và thường có có thói quen ngủ cố, không muốn rời giường.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, vào buổi sáng, không khí trong phòng ngủ của chúng ta tương đối nhiều bụi bẩn, chứa vi khuẩn, bụi, khí carbon dioxide… ở mức cao.

Do đó, nếu nằm trên giường quá lâu vào buổi sáng, nguy cơ bị mắc các bệnh như cảm lạnh, ho, chóng mặt… là tương đối cao. Thói quen này duy trì trong thời gian dài còn có khả năng dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ và thính lực.

Hơn nữa, trải qua một giấc ngủ dài, buổi sáng là lúc bụng của chúng ta ở trạng thái đói. Nếu không rời giường và đi ăn sáng đúng lúc, quy luật hoạt động của dạ dày sẽ bị phá vỡ, tạo thành những tổn thương trên niêm mạc, thậm chí dẫn tới loét dạ dày, viêm dạ dày và các bệnh lý nghiêm trọng khác.

2. Tiểu tiện khi vừa thức dậy: Nguy hiểm với người cao tuổi

Khi thức dậy vào buổi sáng, do bàng quang tích tụ đầy nước tiểu vào buổi đêm, ta thường có cảm giác buồn tiểu tiện. Bởi vậy, tiểu tiện ngay sau khi thức dậy là thói quen thường thấy ở nhiều người, trong đó có cả người cao tuổi.

Kỳ thực, những người tuổi tác đã cao không nên duy trì thói quen này. Nguyên nhân là bởi bàng quang sau khi bài nước tiểu sẽ trống rỗng, dễ dẫn tới cảm giác váng đầu, chóng mặt, thậm chí có nguy cơ ngất trong lúc đi vệ sinh.

Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế, những người cao tuổi nên hạn chế đi vệ sinh ngay sau khi thức dậy. Tốt nhất nên để cơ thể có thời gian tỉnh táo sau khi ngủ mới nên đi tiểu tiện.

Trong lúc tiểu tiện, người cao tuổi nên chú ý tựa hoặc bám vào những vị trí vững chắc để tránh tình trạng bị ngất hoặc bị té ngã.

3. Vận động mạnh ngay khi vừa ngủ dậy: Lợi bất cập hại

Tập thể dục vào buổi sáng sớm là thói quen thường thấy ở không ít người. Nhưng khoa học đã chứng minh, khoảng thời gian vừa ngủ dậy hoàn toàn không thích hợp với những loại hình vận động mạnh.

Việc vận động chỉ thích hợp khi cơ thể đã có khoảng thời gian nghỉ ngơi và tỉnh táo sau khi vừa thức dậy. Theo Trung y, đó là lúc khí huyết âm dương trong cơ thể đã ở trạng thái cân bằng.

Khi vừa ngủ dậy, nếu không có công tác nghỉ ngơi, chuẩn bị mà đã tiến hành vận động mạnh sẽ có nguy cơ xuất huyết não hoặc nhồi máu cơ tim.

4. Bỏ bữa sáng: Cơ số hệ lụy tai hại

Theo phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng, bữa sáng có vai trò trọng yếu nhất trong ngày. Khi cơ thể đã trải qua một giấc ngủ sâu và ở trong trạng thái sẵn sàng cho công việc ngày mới, việc bổ sung dinh dưỡng là hết sức cần thiết để bắt đầu cho một ngày làm việc hiệu quả.

Nếu bỏ qua bữa ăn đầu tiên trong ngày, bạn sẽ phải đối mặt với bốn tại hại nguy hiểm dưới đây:

Thứ nhất, nguy cơ tụt huyết áp. Trải qua một đêm dài, chất dinh dưỡng trong cơ thể đã bị hấp thu và tiêu hao gần như triệt để. Đây cũng là lúc lượng đường trong máu ở mức thấp. Nếu không ăn sáng, lượng đường trong máu sẽ tiếp tục giảm, dẫn tới nguy cơ tụt huyết áp, mặt mũi tái nhợt, cơ thể rã rời, choáng váng, ngất xỉu…

Thứ hai, ảnh hưởng nghiêm trọng tới trí nhớ. Theo các chuyên gia phân tích, năng lượng để não duy trì hoạt động được cung cấp từ glucose – loại đường tập trung tại gan và thận trong vòng 8 giờ đồng hồ. Vì vậy, việc bỏ bữa sáng sẽ khiến lượng đường này bị suy giảm, gây ảnh hưởng tới hoạt động của não.

Thứ ba, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Trải qua 8-10 tiếng buổi đêm, lượng thức ăn trong cơ thể từ bữa tối hôm trước đã được tiêu hóa hết, nhưng dịch vị dạ dày vẫn tiếp tục tiết ra. Để môi trường dạ dày được trung hòa, dịch vị cần được trộn lẫn với thức ăn.

Do đó, nếu không ăn sáng, dạ dày sẽ ở trong trạng thái trống rỗng, dịch vị tích tụ lại sẽ biến môi trường bên trong cơ quan này trở thành môi trường chua với hàm lượng acid cao, gây tổn hại đến thành dạ dày, dễ gây viêm loét.

Thứ tư, tăng nguy cơ mắc sỏi mật. Nguyên nhân là do cơ thể sau khi trải qua một đêm dài nghỉ ngơi, cần bổ sung năng lượng. Túi mật sẽ bài tiết dịch mật vào buổi sáng, chuẩn bị trước cho việc tiêu hóa thức ăn.

Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn. Sau một khoảng thời gian dài, dịch mật bị ứ đọng trong túi mật, cholesterol trong dịch mật sẽ dễ bị kết tủa và hình thành nên sỏi../.
theo Trí Thức Trẻ