Chùa Diên Phước - NPĐ Chính Phước

Khóm 4 - Thị trấn Diên Sanh - Huyện Hải Lăng - Tỉnh Quảng Trị

Monday, 13.05.2024, 10:51 AM (GMT+7)

PHẬT HỌC » THIỀN HỌC

PHÁP HÀNH: TỨ NIỆM XỨ

| Friday, 10.03.2023, 05:04 AM |   (260 Xem)


PHÁP HÀNH: TỨ NIỆM XỨ

Về Các Đặc Điểm Chung Của Tứ Niệm Xứ

Các đặc điểm chung của tứ niệm xứ là chúng vô thường; có bản tánh bất toại nguyện; Không; và vô ngã. Những đặc điểm chung này là bốn đặc tính của diệu đế thứ nhất về khổ đế. Chúng cũng là ba điểm đầu trong bốn điểm định danh một tri kiến dựa vào ngôn từ khai ngộ (lta-ba bka'-btags-gyi phyag-rgya-bzhi), còn được gọi là Tứ pháp ấn (chos-kyi sdom-bzhi):

·        Các pháp hữu vi (‘dus-byas) đều vô thường.

·        Tất cả các pháp hữu lậu (zag-bcas, pháp ô trược) đều có bản chất khổ. "Hữu lậu" có nghĩa là sinh khởi phụ thuộc vào phiền não và nghiệp như nhân duyên của chúng. Trường phái Cụ Duyên của Gelug định nghĩa "hữu lậu" là có hiện tướng của sự tồn tại tự lập.

·        Vạn pháp đều thiếu vắng và vắng bóng một bản ngã bất khả. "Thiếu vắng" có nghĩa là chúng vắng bóng một người ("tôi") tồn tại như một cái "tôi" thường hằng, nhất thể, độc lập với các uẩn, và sở hữu chúng. "Vắng bóng một bản ngã bất khả" có nghĩa là trong số tất cả các pháp khả tri, không có điều gì như là một người hiện hữu như một bản ngã được tri giác một cách tự túc. Duy thức (Chittamatra) bổ sung thêm sự vắng bóng của một bản ngã bất khả của các pháp vào lời giải thích của Tỳ Bà Sa Bộ (Vaibhashika) và Kinh Lượng Bộ (Sautrantika), là điều đối phó với bản ngã bất khả của một hữu tình. Bản ngã bất khả mà Duy thức nói về ở đây là một bản ngã sở hữu một đặc điểm xác định về phía đối tượng, làm cơ sở hay "cái móc tinh thần" để treo cái tên cụ thể cho đối tượng đó. Trung quán (Madhyamaka) giải thích theo cách tương tự, nhưng về mặt một bản ngã bất khả, có sự tồn tại thật sự được thiết lập.

Về Các Đặc Điểm Riêng Của Tứ Niệm Xứ

Xét về đặc điểm cá nhân thì mỗi một đối tượng trong bốn đối tượng của chánh niệm có liên quan đến một trong bốn cách chú ý không phù hợp, đã được đề cập ở trên. Dựa trên điều này, mỗi một đối tượng tương quan với một diệu đế trong Tứ diệu đế.

·        Với chánh niệm về thân thì ta sẽ tư duy rằng thân thể là ô uế và bất tịnh, thay vì xem nó là sạch sẽ và thanh tịnh. Ta sẽ quán chiếu về các nhân tạo ra thân thể (những chất nhơ bẩn của tinh trùng và trứng), bản tánh của thân (những bộ phận bên trong thân thể là một cái máy sản xuất nước tiểu, phân, chất nôn mửa và chất nhầy) và kết quả của thân (một xác chết hôi thối, thối rữa). Ngoài ra, khi còn sống thì thân là chỗ chứa bệnh tật, vết thương, đau đớn và tuổi già. Mình phải tốn nhiều công sức để chăm sóc nó, vì phải liên tục tắm gội, mặc quần áo, cho nó ăn và kiếm tiền cho nó. Nhờ vậy mà ta nhận ra thân này ô uế, bất tịnh, và mang bản chất khổ. Nhờ có tuệ giác này mà lòng quyến luyến với thân mới suy giảm, để mình bớt lo lắng và bị nó ám ảnh. Nhờ có chứng ngộ này mà mình mới hiểu thân là nỗi khổ chân thật, diệu đế đầu tiên. Tuy nhiên, phải sử dụng kiếp người quý giá và thân người để thành tựu giác ngộ.

·        Với chánh niệm về thọ thì ta cũng quan sát và thấy rằng tất cả các cảm thọ đều mang bản chất khổ. Đau đớn là vấn đề của khổ, hạnh phúc là vấn đề của sự thay đổi (nó không bao giờ dài lâu và chẳng bao giờ toại nguyện), và vô ký thọ là đặc trưng cho nỗi khổ thâm nhập khắp nơi (khi trộn lẫn với vô minh thì tất cả những kinh nghiệm của chúng ta sẽ kéo dài sự tồn tại trong luân hồi của mình). Việc thấu hiểu bản chất bất toại nguyện của thọ trong Thập nhị nhân duyên, sẽ giúp mình hiểu hai khoen tiếp theo. Chúng ta hiểu ái (sred-pa) phải tách rời nỗi đau, chứ không xa rời lạc thú, và vô ký thọ không bị suy giảm (chẳng hạn như khi mình đang ngủ). Chúng ta cũng hiểu cách ái sẽ dẫn đến thủ (len-pa): khoen của những phiền não sẽ đem lại luân hồi cho mình. Nó gồm có (1) dục thủ; (2) kiến thủ (chẳng hạn như bác bỏ nhân quả, hay tin rằng hạnh phúc và khổ đau là phần thưởng và hình phạt của Thượng đế, hay chư Thiên); (3) giới cấm thủ; và (4) ngã luận thủ ('jig-lta) (chẳng hạn như xem các uẩn là "tôi" hay "của tôi"). Bằng cách chứng ngộ rằng cả ba khoen đều sinh khởi từ vô minh, ta sẽ hiểu nguyên nhân chân thật tạo ra khổ, đó là diệu đế thứ hai.

·        Với chánh niệm về tâm (sáu loại tâm vương), thì ta sẽ chú tâm vào bản tánh quy ước của tâm hành. Chúng ta cảm nhận là nó thoát khỏi phiền não một cách tự nhiên, và bất cứ cảm xúc phiền não hay thậm chí cảm xúc tích cực nào phát sinh đều vô thường. Điều này sẽ giúp cho ta thấy cách mà tâm hành của mình bất định và biến đổi ra sao, và giúp ta nhận ra nó không có một cái "tôi" bất khả, và tất cả những cấu nhiễm thoáng qua. Việc chứng ngộ rằng bản tánh của tâm là thanh tịnh, nên giải thoát là điều khả dĩ, sẽ đưa ta đến sự hiểu biết diệu đế thứ ba, chân diệt. Dựa trên sự hiểu biết này, mình sẽ phát tâm xả ly (quyết tâm thoát khỏi luân hồi) và ước nguyện mạnh mẽ để thành tựu giải thoát.

·        Nhờ có chánh niệm về các pháp mà mình mới hiểu tâm sở và hành vi nào phải được đoạn trừ (từ bỏ),  tâm sở và hành vi nào phải được trưởng dưỡng. Điều này phát triển sự hiểu biết của mình về đạo đế, diệu đế thứ tư.

Hành trì tứ niệm xứ có nghĩa là trước tiên, phải sử dụng trí tuệ (shes-rab) và trí thông minh để hiểu, nhờ thiền quán (dpyad-sgom, thiền phân tích) về bản tánh của bốn đối tượng này. Chúng ta sẽ thực hiện điều này bằng kinh nghiệm trực tiếp, trong khi ngồi thiền. Rồi thì hãy duy trì chánh niệm về chúng, xem xét chúng một cách đúng đắn, với sự chú tâm thích hợp./.



(Lượt xếp hạng: 0)


Thư viện ảnh

Trao giáo chỉ Tấn phong Giáo phẩm
CHU NIÊN 47 NĂM GĐPT CHÍNH PHƯỚC
Giới đàn Như Hải
Vui xuân Mậu Tuất
Sinh hoạt GĐPT Chính Phước 2017