Chùa Diên Phước - NPĐ Chính Phước

Khóm 4 - Thị trấn Diên Sanh - Huyện Hải Lăng - Tỉnh Quảng Trị

Sunday, 28.04.2024, 10:27 PM (GMT+7)

PHẬT HỌC » THIỀN HỌC

THIỀN LÀ GÌ?

Thiền là một phương pháp để phát triển những tâm thái hữu ích. Điều này được thực hiện bằng cách phát khởi những tâm thái này nhiều lần, cho đến khi chúng trở thành tập khí. Như đã được chứng minh, về mặt thể chất thì thiền thật sự tạo ra những đường dây thần kinh mới.

Làm Lắng Dịu Tư Tưởng

Ý niệm là điều không thể vắng mặt. Nếu không có ý niệm thì ta không thể phân biệt những sản phẩm trong cửa hàng đều là những quả táo hay quả lê, và cũng không hiểu được câu sau đây, “Làm ơn cho tôi hai vé cho buổi trình diễn.". Tuy mình cần có ý niệm trong đời sống hàng ngày, nhưng đôi khi, nó có thể là một chướng ngại.

PHÁP HÀNH: TỨ NIỆM XỨ

Hành trì tứ niệm xứ có nghĩa là trước tiên, phải sử dụng trí tuệ (shes-rab) và trí thông minh để hiểu, nhờ thiền quán (dpyad-sgom, thiền phân tích) về bản tánh của bốn đối tượng này. Chúng ta sẽ thực hiện điều này bằng kinh nghiệm trực tiếp, trong khi ngồi thiền. Rồi thì hãy duy trì chánh niệm về chúng, xem xét chúng một cách đúng đắn, với sự chú tâm thích hợp

XÓA BỎ CẢM GIÁC TỘI LỖI

Tha thứ có nghĩa là không tức giận đối với việc vi phạm, thiếu sót hoặc sai lầm, và không ôm hận. Đây là một tâm trạng tích cực mà ta cần phải phát triển, để đáp lại không chỉ những điều tai hại mà người khác đã tạo ra, và những sai lầm họ đã mắc phải, mà còn đáp lại những hành vi tiêu cực và sai lầm của chính mình. ...

THA THỨ CHO NGƯỜI KHÁC

Thay vì chú tâm vào sai lầm hay vi phạm của ai, thì ta lại chú tâm vào người đó, và nhận ra họ đang bực bội hay bối rối, thì với lòng trắc ẩn, ta sẽ không tức giận và tha thứ cho họ.... Phân tích của nhà Phật về tâm sở không có thuật ngữ dành cho việc tha thứ một cách rõ rệt, nhưng lại bao gồm tâm sân, hận (kể cả việc ôm hận) và những tâm sở đối nghịch với chúng, cụ thể là vô sân và vô hận.

KHẮC PHỤC TÍNH BỐC ĐỒNG

Việc tạo tác những xung động bắt buộc này hình thành xu hướng bắt buộc phải lặp lại hành động qua thân, khẩu hay ý. Khi hoàn cảnh phát sinh - bên trong như sự phát sinh của phiền não, hoặc bên ngoài như tình huống mà ta gặp phải, hay với những người mà mình ở gần - những xu hướng này tạo ra cảm giác muốn lặp lại hành vi ấy.

TẠO RA Ý NGHĨA CHO ĐỜI SỐNG

Khi cảm thấy cuộc sống của mình trở nên khuôn sáo, nhàm chán và dường như vô nghĩa, thì ta phải tiếp cận một cách chủ động. Phải đề ra phương hướng tích cực trong đời sống, một hướng đi có ý nghĩa không chỉ cho bản thân, mà còn có ý nghĩa đối với người khác nữa. Hướng đi này là cải thiện bản thân, để khắc phục khiếm khuyến và chứng ngộ tiềm năng tích cực của mình.

THỰC TIỄN VỀ CÁI CHẾT

Khi nhận ra thời gian còn lại trong đời này thì có hạn, và không ai có thể đảm bảo khi nào thì nó sẽ kết thúc, ta sẽ có động lực để tận dụng tối đa cơ hội và thời gian mà mình hiện có. Việc luôn luôn chánh niệm về cái chết sẽ giúp ta khắc phục tâm lười biếng và trì hoãn, là những điều ngăn trở mình thực hiện những bước tích cực, để giúp cho sự việc không trở nên tồi tệ hơn trong tương lai.

TRÂN TRỌNG TÍNH VÔ THƯỜNG

Vô thường là sự thật trong đời sống. Dù mình có muốn hay không, thì mọi việc luôn thay đổi, và không có điều gì bất biến mãi mãi. Khi chấp nhận thực tại này, ta sẽ nhận ra việc bám víu vào bất cứ điều gì, như thể nó sẽ luôn luôn tồn tại như trước là điều vô ích.

TRÂN TRỌNG ĐỜI SỐNG

Chúng ta thường cảm thấy tủi thân vì một số vấn đề nhỏ nhặt, chẳng hạn như nhà hàng hết món mình muốn ăn, hay không thể mua vé cho chuyến bay hoặc chuyến xe lửa vào đúng ngày hay giờ mà mình muốn, hoặc ta bị cảm, và không thể đi bơi. Tuy nhiên, khi xem xét đời mình một cách khách quan, thì ta mới nhận ra mình là người may mắn khó tưởng tượng được.

TRẢI RỘNG LÒNG TỪ

Lòng từ trong nhà Phật là ước mong tha nhân có được hạnh phúc và nhân hạnh phúc, kể cả việc sẵn lòng giúp đỡ họ, để mang lại niềm hạnh phúc ấy, nếu như mình có khả năng, chứ không phải chỉ ngồi đó hy vọng người khác sẽ giúp đỡ họ. Đây là điều phổ quát, nới rộng đến tất cả mọi người, không chỉ những người mình ưa thích hay thân thiết, mà còn dành cho người lạ, thậm chí những người mình không ưa thích.

CẢM NHẬN LÒNG BI

Một khi đã phát triển thái độ quan tâm và thực tế, thì bước tiếp theo là phát tâm bi với tha nhân. Tâm bi không phải là xem thường người khác với lòng thương hại, mà dựa trên sự đồng cảm - cảm nhận những điều mà tha nhân cảm nhận. Vậy thì lòng bi là mong muốn tha nhân thoát khổ và nhân tạo khổ, cũng như chính mình cũng muốn thoát khỏi những điều này.




Thư viện ảnh

Trao giáo chỉ Tấn phong Giáo phẩm
CHU NIÊN 47 NĂM GĐPT CHÍNH PHƯỚC
Giới đàn Như Hải
Vui xuân Mậu Tuất
Sinh hoạt GĐPT Chính Phước 2017

Bình chọn

Theo bạn Ngày Khánh Đản Thế Tôn là ngày:

 


Đăng ký nhận bản tin