Chùa Diên Phước - NPĐ Chính Phước

Khóm 4 - Thị trấn Diên Sanh - Huyện Hải Lăng - Tỉnh Quảng Trị

Saturday, 27.04.2024, 09:02 PM (GMT+7)

PHẬT HỌC » PHẬT HỌC KHÁI LƯỢC

DIỆT ĐẾ (Nirodha Dukkha) – (Tiếp theo)

Niết bàn hoàn toàn có được ở chính mình, ở đây và bây giờ. Niết bàn không phải do một ai ban cho, cũng không phải tìm cầu ở nơi này nơi khác. Niết bàn có được cũng như người uống nước vậy, nóng hay lạnh thì người đó tự biết, không ai có thể biết được, như người nằm mộng, trong mộng thế nào thì chính người ấy tự biết, không ai biết thay được

DIỆT ĐẾ (Nirodha Dukkha)

Khi thuyết về Tứ Diệu Đế, sau Khi nói về phương diện khổ đau, Ðức Phật nói về phương diện an lạc. Sau khi giải bày đầy đủ hiện tượng nhân quả về phần nhiễm, về phương diện đau khổ; Đức Phật liền thuyết minh các hiện tượng nhân quả về phần tịnh, về phương diện An lạc. Nói cách khác sau khi dạy xong Khổ đế và tập đế, đức Phật liền dạy Diệt đế và Đạo đế.

TẬP ĐẾ (tiếp theo)

Đức Phật còn nhìn thấy sâu xa hơn và đã tìm ra nguyên nhân thật sự là nền tảng của những cảm xúc này: đó là cách ta thấu hiểu thực tại. Điều này gồm có tâm vô minh và mê lầm về tác động lâu dài từ hành động của chúng ta, và sự lầm lẫn nặng nề về cách mình, người khác và thế giới hiện hữu. Thay vì nhìn thấy sự tương quan của vạn pháp thì ta lại có khuynh hướng nghĩ rằng các pháp tự chúng tồn tại, không dựa vào những yếu tố bên ngoài.

TẬP ĐẾ (SAMEDA DUKKHA)

Đức Phật còn nhìn thấy sâu xa hơn và đã tìm ra nguyên nhân thật sự là nền tảng của những cảm xúc này: đó là cách ta thấu hiểu thực tại. Điều này gồm có tâm vô minh và mê lầm về tác động lâu dài từ hành động của chúng ta, và sự lầm lẫn nặng nề về cách mình, người khác và thế giới hiện hữu.

KHỔ ĐẾ

Chân lý đầu tiên trong tứ đế là chân lý về sự khổ. Đức Phật đã giới thiệu Khổ đế đầu tiên là vì chúng sanh đang quằn quại đau khổ, dễ cảm nhận và hiểu biết sự thật về khổ. Ngài dạy: "Cuộc đời và cả cuộc sanh tử chỉ là đau khổ, trải qua bao kiếp sống đau thương, nước mắt chúng sanh nhiều hơn nước trong bốn biển".

KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT VỀ TỨ DIỆU ĐẾ

Sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề, đức Thế Tôn còn do dự chưa đi thuyết pháp vì thấy chân lý Ngài chứng ngộ quá cao siêu mà chúng sanh thì căn cơ thấp kém, làm sao chúng sanh thâm nhập được giáo pháp vi diệu ấy! Biết được ý định này, Phạm thiên đã hết lòng thỉnh Phật trú thế và chuyển bánh xe pháp.

TỨ NHIẾP PHÁP

Tứ Nhiếp Pháp hay Bốn Pháp Tế Độ phát xuất từ cụm từ “saṅgāha vatthu” nghĩa là sự thu phục, nhiếp hóa, cảm hóa, tế độ. Đây là 4 pháp, 4 nguyên tắc sống mà tiền thân chư Phật, tức chư Bồ-tát thường áp dụng để nhiếp hóa, cảm hóa chúng sanh, hướng dẫn chúng sanh trên con đường phước thiện, đạo đức.

TAM PHÁP ẤN

Vô thường, khổ và vô ngã được gọi là Tam Pháp Ấn, tức là 3 ấn tướng hay 3 yếu tính trong cùng một pháp chứ không phải là 3 thành phần riêng biệt với nhau. Vì vậy chỉ cần thấy được một trong ba tính chất này tức là đã thấy được thực tính pháp, nên ngay đó liền thấy được hai tính chất còn lại, chứ không phải thấy yếu tính này xong rồi mới tìm hiểu yếu tính kia.

THIỂU DỤC - TRI TÚC

Chúng ta vẫn luôn hướng đến một đời sống với vật chất đầy đủ hơn hoàn thiện hơn, nhưng hành trình chúng ta đi trong tâm thái thanh thản, an lạc, không bị câu thúc nung nấu bạo loạn bởi những tâm thái không biết đủ, quá nhiều ham muốn. Đó là những gì mà đức Phật muốn gửi gắm chúng ta qua lời dạy về pháp thiểu dục tri túc.

THẬP THIỆN NGHIỆP

Thập thiện nghiệp là cội gốc của tất cả các pháp lành thế gian và xuất thế gian. Muốn gieo nhân để kiếp sau làm người thì phải tu tập tam quy, ngũ giới, muốn gieo nhân để được sanh thiên hoặc hơn thế nữa thì phải tu hành Thập thiện nghiệp. Trong Kinh thường dạy: tu hành Thập thiện nghiệp sẽ được hưởng cuộc sống an lạc hiện tại và đời sau chúng ta sẽ được phước báo nhân thiên.

LỤC HÒA

Pháp lục hòa là một phương pháp hổ trợ hữu hiệu cho sự tu hành của chúng ta. Lục hòa là phương pháp sống, nghệ thuật sống hòa hợp trong tất cả mọi trường hợp. Đối với người tại gia, pháp lục hòa là bí quyết của hạnh phúc gia đình. Người nào thực hiện pháp lục hòa, người đó sẽ thấy được chân giá trị của cuộc sống.

DUYÊN KHỞI

Thuyết Duyên khởi (zh. 縁起, sa. pratītyasamutpāda, pi. paṭiccasamuppāda, bo. rten cing `brel bar `byung ba རྟེན་ཅིང་འབྲེལ་བར་འབྱུང་བ་), cũng được gọi là Nhân duyên sinh hay Nhân duyên (zh. 因縁生), và vì bao gồm 12 thành phần nên cũng có tên khác là Thập nhị nhân duyên (zh. 十二因縁, sa. dvādaśanidāna, dvādaśāṅgapratītyasamutpāda, bo. rten `brel yan lag bcu gnyis རྟེན་འབྲེལ་ཡན་ལག་བཅུ་གཉིས་), là một trong những giáo lý quan trọng nhất của đạo Phật.




Thư viện ảnh

Trao giáo chỉ Tấn phong Giáo phẩm
CHU NIÊN 47 NĂM GĐPT CHÍNH PHƯỚC
Giới đàn Như Hải
Vui xuân Mậu Tuất
Sinh hoạt GĐPT Chính Phước 2017

Bình chọn

Theo bạn Ngày Khánh Đản Thế Tôn là ngày:

 


Đăng ký nhận bản tin