Chùa Diên Phước - NPĐ Chính Phước

Khóm 4 - Thị trấn Diên Sanh - Huyện Hải Lăng - Tỉnh Quảng Trị

Tuesday, 07.05.2024, 02:34 AM (GMT+7)

PHẬT HỌC

KHỔ ĐẾ

Chân lý đầu tiên trong tứ đế là chân lý về sự khổ. Đức Phật đã giới thiệu Khổ đế đầu tiên là vì chúng sanh đang quằn quại đau khổ, dễ cảm nhận và hiểu biết sự thật về khổ. Ngài dạy: "Cuộc đời và cả cuộc sanh tử chỉ là đau khổ, trải qua bao kiếp sống đau thương, nước mắt chúng sanh nhiều hơn nước trong bốn biển".

Tứ Niệm Xứ Trong Đại Thừa

Tâm xả ly là quyết tâm thoát khỏi tái sinh bất tự chủ (luân hồi), sẵn sàng từ bỏ nỗi khổ trong luân hồi và nhân tạo khổ. Đi kèm theo đó là tâm xác tín rằng mình có thể làm như vậy, rằng cá nhân ta có khả năng làm điều đó, và sẽ tu tập để thực hiện điều này.

Tứ Niệm Xứ Trong Phật Giáo Nguyên Thủy

Chúng ta chỉ chứng ngộ trọn vẹn tánh vô thường tất cả các pháp hữu vi, khi mình chứng ngộ rằng nhờ vào việc có chánh niệm liên tục và quán sát các đối tượng của mình, đó là bốn đặc điểm xa hơn về tất cả các pháp hữu vi.

PHÁP HÀNH: TỨ NIỆM XỨ

Hành trì tứ niệm xứ có nghĩa là trước tiên, phải sử dụng trí tuệ (shes-rab) và trí thông minh để hiểu, nhờ thiền quán (dpyad-sgom, thiền phân tích) về bản tánh của bốn đối tượng này. Chúng ta sẽ thực hiện điều này bằng kinh nghiệm trực tiếp, trong khi ngồi thiền. Rồi thì hãy duy trì chánh niệm về chúng, xem xét chúng một cách đúng đắn, với sự chú tâm thích hợp

KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT VỀ TỨ DIỆU ĐẾ

Sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề, đức Thế Tôn còn do dự chưa đi thuyết pháp vì thấy chân lý Ngài chứng ngộ quá cao siêu mà chúng sanh thì căn cơ thấp kém, làm sao chúng sanh thâm nhập được giáo pháp vi diệu ấy! Biết được ý định này, Phạm thiên đã hết lòng thỉnh Phật trú thế và chuyển bánh xe pháp.

ỨNG DỤNG TỨ NHIẾP PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG THƯỜNG NHẬT

Tứ nhiếp pháp là cả một phương pháp khéo léo, phương tiện thiện xảo thu phục lòng người một cách năng động, hữu hiệu, đưa người về với đạo. Thực tế, khi chúng ta gần gũi người, yêu thương người chân thật, hướng người theo cùng một hướng đi để quay về với chánh pháp nhiệm mầu, khi ấy, kết quả lợi lạc cho người sẽ hiển lộ và người sẽ song hành với chúng ta về hướng chân, thiện, mỹ của đạo.

TỨ NHIẾP PHÁP

Tứ Nhiếp Pháp hay Bốn Pháp Tế Độ phát xuất từ cụm từ “saṅgāha vatthu” nghĩa là sự thu phục, nhiếp hóa, cảm hóa, tế độ. Đây là 4 pháp, 4 nguyên tắc sống mà tiền thân chư Phật, tức chư Bồ-tát thường áp dụng để nhiếp hóa, cảm hóa chúng sanh, hướng dẫn chúng sanh trên con đường phước thiện, đạo đức.

VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT

Vai trò của người phụ nữ trong giáo lý đạo Phật có thể được xem như hòn đá tảng đầu tiên xây dựng nên sự bình đẳng giới. Các tôn giáo ra đời đều gắn liền với một giai đoạn lịch sử nhất định và chịu sự tác động, chi phối của thời đại đó. Phật giáo không nằm ngoài quy luật trên.

TRIẾT LÝ TAM PHÁP ẤN NHỮNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

Triết lý Tam Pháp Ấn và những ứng dụng trong thực tiễn Một trong những tư tưởng xuyên suốt toàn bộ hệ thống triết học Phật giáo chính là giáo lý “Tam pháp ấn” với nội dung là vô thường, khổ và vô ngã. Theo nghĩa cái gì vô thường thì ẩn chứa khổ đau và cái gì vô thường, khổ đau cũng đều mang tính chất vô ngã. Tam pháp ấn thường được giải thích là ba dấu ấn hay ba khuôn dấu của các pháp.

TAM PHÁP ẤN

Vô thường, khổ và vô ngã được gọi là Tam Pháp Ấn, tức là 3 ấn tướng hay 3 yếu tính trong cùng một pháp chứ không phải là 3 thành phần riêng biệt với nhau. Vì vậy chỉ cần thấy được một trong ba tính chất này tức là đã thấy được thực tính pháp, nên ngay đó liền thấy được hai tính chất còn lại, chứ không phải thấy yếu tính này xong rồi mới tìm hiểu yếu tính kia.

THIỂU DỤC - TRI TÚC

Chúng ta vẫn luôn hướng đến một đời sống với vật chất đầy đủ hơn hoàn thiện hơn, nhưng hành trình chúng ta đi trong tâm thái thanh thản, an lạc, không bị câu thúc nung nấu bạo loạn bởi những tâm thái không biết đủ, quá nhiều ham muốn. Đó là những gì mà đức Phật muốn gửi gắm chúng ta qua lời dạy về pháp thiểu dục tri túc.

THẬP THIỆN NGHIỆP

Thập thiện nghiệp là cội gốc của tất cả các pháp lành thế gian và xuất thế gian. Muốn gieo nhân để kiếp sau làm người thì phải tu tập tam quy, ngũ giới, muốn gieo nhân để được sanh thiên hoặc hơn thế nữa thì phải tu hành Thập thiện nghiệp. Trong Kinh thường dạy: tu hành Thập thiện nghiệp sẽ được hưởng cuộc sống an lạc hiện tại và đời sau chúng ta sẽ được phước báo nhân thiên.




Thư viện ảnh

Trao giáo chỉ Tấn phong Giáo phẩm
CHU NIÊN 47 NĂM GĐPT CHÍNH PHƯỚC
Giới đàn Như Hải
Vui xuân Mậu Tuất
Sinh hoạt GĐPT Chính Phước 2017

Bình chọn

Theo bạn Ngày Khánh Đản Thế Tôn là ngày:

 


Đăng ký nhận bản tin