Chùa Diên Phước - NPĐ Chính Phước

Khóm 4 - Thị trấn Diên Sanh - Huyện Hải Lăng - Tỉnh Quảng Trị

Monday, 06.05.2024, 07:21 PM (GMT+7)

PHẬT HỌC

LỤC HÒA

Pháp lục hòa là một phương pháp hổ trợ hữu hiệu cho sự tu hành của chúng ta. Lục hòa là phương pháp sống, nghệ thuật sống hòa hợp trong tất cả mọi trường hợp. Đối với người tại gia, pháp lục hòa là bí quyết của hạnh phúc gia đình. Người nào thực hiện pháp lục hòa, người đó sẽ thấy được chân giá trị của cuộc sống.

DUYÊN KHỞI

Thuyết Duyên khởi (zh. 縁起, sa. pratītyasamutpāda, pi. paṭiccasamuppāda, bo. rten cing `brel bar `byung ba རྟེན་ཅིང་འབྲེལ་བར་འབྱུང་བ་), cũng được gọi là Nhân duyên sinh hay Nhân duyên (zh. 因縁生), và vì bao gồm 12 thành phần nên cũng có tên khác là Thập nhị nhân duyên (zh. 十二因縁, sa. dvādaśanidāna, dvādaśāṅgapratītyasamutpāda, bo. rten `brel yan lag bcu gnyis རྟེན་འབྲེལ་ཡན་ལག་བཅུ་གཉིས་), là một trong những giáo lý quan trọng nhất của đạo Phật.

LUÂN HỒI

Giáo nghĩa luân hồi không phải là điều hoàn toàn chủ quan của Phật giáo mà đó là một sự thật do đức Thế tôn chứng nghiệm. Nó không những là giáo nghĩa tối thắng của Phật giáo mà còn là một bó đuốc soi đường, là hướng đạo sinh cho những ai muốn thăng hoa cuộc sống. Mặc khác, trong vấn đề cải tạo nhân sinh và tiến bộ xã hội, giáo nghĩa luân hồi không thể thiếu trong ý thức cá nhân.

NGHIỆP VÀ NGHIỆP BÁO

Đức Thế Tôn khi còn tại thế đã nhấn mạnh trong kinh A-hàm rằng : “Mỗi chúng sanh đều có cái nghiệp của mình”. Hoặc trong một số kinh khác như Tăng Chi II hay Trung bộ III (Kinh Tiểu nghiệp phân biệt), Đức Phật cũng từng dạy rõ: “Ta vừa là chủ nhân của Nghiệp, vừa là kẻ thừa tự của Nghiệp, Nghiệp là thai tạng, Nghiệp là quyến thuộc, Nghiệp là điểm tựa. Phàm Nghiệp nào sẽ làm, thiện hay ác sẽ thừa tự nghiệp ấy.”

NHÂN QUẢ

Người biết tu dưỡng thì lúc nào và ở đâu cũng thường chánh niệm, tỉnh giác trước thân, tâm, cảnh để luôn có trí tuệ sáng suốt mà hành xử. Người ấy biết Định Tĩnh và Buông xả đúng đắn để không tạo thêm nhân quả, ân oán, duyên nghiệp…cũng không nặng nề về những hơn thua được mất theo quan niệm ở đời, biết quán chiếu và lắng nghe các pháp đến đi với Trí Tuệ Như Thật. Vì thế mà người ấy có được nội tâm tĩnh tại và an vui lâu dài. Đó chính là phước báu.

BỔN PHẬN NGƯỜI PHẬT TỬ TẠI GIA

Con người được may mắn là nhờ có đạo đức và đạo đức nếu như ra đi thì con người bị tai hoạ, đạo đức không có hình tướng cho nên không thể nắm bắt, nó đến với con người lúc nào không biết và ra đi lúc nào con người cũng không hay, nhưng có một điều là đạo đức được phát sanh từ nơi những bổn phận căn bản của con người.

BÁT QUAN TRAI GIỚI

Bát quan trai giới là một trong muôn ngàn phương tiện mà đức Thế Tôn đã vì hàng cư sĩ tại gia bận rộn nhiều công việc với xã hội, phải sống với hạnh nghiệp của trần gian thì khó có cơ hội để tiến lên con đường giải thoát (trừ Bồ-tát thị hiện). Vì thế, đức Phật đã chế giới Bát quan trai cho hàng cư sĩ tu tập trong một ngày một đêm, thực hành hạnh nghiệp xuất ly.

ĂN CHAY

Ăn chay là một phương pháp khoa học có nhiều lợi ích, nếu vì tu hành mà ăn chay thì càng có lợi ích hơn. Muốn thân thể được khinh an hay khoẻ mạnh thì cần phải ăn chay. Ăn chay sẽ giúp cho chúng ta có trí nhớ tốt và có khả năng phát triển trí tuệ vô lậu để đoạn trừ phiền não, vô minh. Ai đã là Phật tử  thì phải thực hành pháp ăn chay để lòng từ bi được mở rộng, tinh thần bình đẳng được trải khắp muôn nơi, đạo quả chóng viên thành.

THỜ PHẬT, LẠY PHẬT, CÚNG PHẬT

Sự hợp nhất cung kính, cầu xin, vâng giữ cùng một lúc như thế thể hiện cái tham vi tế của người cải biên, cầu mong được nhiều công đức khi lạy Phật. Phật pháp không lìa thế gian, sự hòa hợp của Phật giáo vào cuộc sống phải gắn liền với thực tế nhưng phải đúng giáo lý mà đức Phật và chư Tổ dày công truyền bá từ ngàn đời.

SÁM HỐI

Trong Phật giáo phương pháp sám hối được chia chẻ rất cặn kẽ, có sự sám hối, có lý sám hối...phù hợp với mọi tầng lớp, mọi căn cơ của chúng sanh. Tuy nhiên chúng ta cần hiểu rằng: việc sám hối của Phật giáo không mang ý nghĩa cầu xin tha tội mà chính mình phải làm sao đó để tự tâm tiêu tội và phát triển Phật tánh. Cho nên, phương pháp sám hối của Phật giáo không quan trọng ở hình thức mà ở nội dung tức thuộc về nội tâm chứ không phải hình tướng

NGŨ GIỚI

Người Phật tử sau khi quy y rồi thì phải thọ ngũ giới. Ngũ giới là năm điều giới cấm mà một Phật tử tại gia phải thực hành. Người theo đạo Nho thì phải giữ gìn Tam cương, Ngũ thường còn người theo đạo Phật thì phải giữ gìn tam quy, ngũ giới. Năm giới là tiêu chuẩn căn bản tối thiểu của người Phật tử tại gia phải thọ trì.

QUY Y TAM BẢO

Quy y Tam bảo là trở về nương tựa Phật, Pháp, Tăng. Phật Pháp Tăng ở đây có hai ý nghĩa: ý nghĩa nội tại và ý nghĩa ngoại tại như sự và lý đã trình bày ở phần nội dung. Điểm quan trọng là sự - lý ấy phải được thực hành một cách đầy đủ, không nên thủ và xả một cách thiếu cẩn trọng. Hay nói cách khác, muốn trở thành một Phật tử chơn chính, chúng ta không thể không quy y Tam bảo.




Thư viện ảnh

Trao giáo chỉ Tấn phong Giáo phẩm
CHU NIÊN 47 NĂM GĐPT CHÍNH PHƯỚC
Giới đàn Như Hải
Vui xuân Mậu Tuất
Sinh hoạt GĐPT Chính Phước 2017

Bình chọn

Theo bạn Ngày Khánh Đản Thế Tôn là ngày:

 


Đăng ký nhận bản tin